Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Hé lộ năm sự thật bí hiểm về tổ chức “Nhà nước Hồi giáo“
Khu vực Trung Đông lại một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới khi Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant” (ISIL) tiến hành hàng loạt hoạt động chống phá chính quyền Iraq và Syria, đe dọa tấn công các mục tiêu khác trong toàn khu vực.

 



Phiến quân thuộc Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL) tại một vị trí ở tỉnh Salaheddin, Iraq ngày 14/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)

 

Để giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức này, xin giới thiệu một số tư liệu liên quan tới ISIL

 

Thời gian gần đây, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant” (ISIL) đã liên tục thay đổi tên gọi của mình với tần suất thậm chí còn nhiều hơn một ban nhạc. Tổ chức Hồi giáo cực đoan theo dòng Sunni này đang hoạt động ở Syria, thực hiện các cuộc tấn công vào Saudi Arabia và Liban, và nay họ đã tuyên bố thành lập ra “Nhà nước Hồi giáo” (IS) sau khi giành được những thắng lợi lớn ở Iraq. Đây là một tổ chức có cách thức hoạt động hết sức tàn bạo, khiến người ta không thể lường trước hết được mục tiêu cũng như sự nguy hiểm của chúng, cho dù những sự thật bí hiểm về nó đã dần dần được hé lộ.

 

1. Nhà nước Hồi giáo (IS) là một phần của al-Qaeda

 

Trên thực tế, IS và tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda có mối quan hệ khá dài và rất phức tạp, đã từng là đồng minh của nhau, nhưng nay đã trở thành kẻ thù không đội trời chung.

 

Việc ISIL hay IS liên tục thay đổi tên gọi đã thể hiện sự phức tạp này. Sau khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, các nhóm thánh chiến bắt đầu tập trung tại đây, và trong số đó có nhiều chiến binh tập hợp xung quanh Abu Musab Al-Zarqawi, một công dân Jordan đang hợp tác với al-Qaeda.

 

Đến tháng 10/2014, Al-Zarqawi tuyên thệ trung thành với Thủ lĩnh tối cao Osama bin Laden của al-Qaeda, đồng thời thành lập ra tổ chức với tên gọi "al-Qaeda ở Iraq." Nhưng ngay sau khi thành lập, tổ chức”con” này đã bất hòa với ban lãnh đạo al-Qaeda, do trong khi Ayman Al-Zawahiri (thủ lĩnh hiện nay của al-Qaeda) và Bin Laden tập trung vào các mục tiêu là lợi ích của Mỹ thì Al-Zarqawi cùng các cộng sự lại tập trung phát động một cuộc chiến tranh sắc tộc, đồng thời hai bên cũng có những sự khác biệt lớn về chiến lược phát triển và thể thức chỉ huy.

 

Trong khi thủ lĩnh của ISIL là Abu Bakr Al-Baghdadi, một học trò của Abu Musab Al-Zarqawi tập trung vào tấn công các đối thủ ở trong lòng Iraq cũng như chính quyền nước này thì al-Qaeda của bin Laden và bây giờ là Al-Zawahiri lại muốn tấn công vào "đối thủ phương xa," tức Mỹ.

 

Sự khác biệt này đã lên đến đỉnh điểm ở Syria, khi Al-Zawahiri thành lập ra Mặt trận Al-Nursa (JN), một mắt xích của al-Qaeda tại Syria, thế nhưng, Baghdadi lại cho rằng tổ chức của hắn xứng đáng hơn được chỉ huy các chiến dịch cảm tử ở Iraq, Syria, Liban và Jordan. Vì lẽ đó mà hai nhóm (IS và JN) đã quay sang đối đầu nhau, khiến hàng nghìn người đã bị thiệt mạng.

 

2. IS đã sẵn sàng điều hành đất nước

 

Hiện nay IS đang kiểm soát được các khu vực ở phía Đông Syria và phía Tây Iraq, trong đó phần lớn là sa mạc. Ngoài ra, cũng có một số thành phố lớn khác nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức này như Raqqah ở Syria và Mosul ở Iraq. Mang tên một Nhà nước, IS đang hy vọng sẽ điều hành thể chế của mình dựa trên cách giải thích có phần cực đoan bộ luật Hồi giáo Sharia, và từ đó có thể thu hút thêm sự ủng hộ về người cũng như tài chính.

 

Đã từng có nhiều tổ chức khủng bố Hồi giáo thành công trong việc điều hành một chính phủ, thí dụ Phong trào Hamas đang kiểm soát Dải Gaza trong suốt 7 năm qua, hay Phong trào Hezbollah đang thực hiện quyền kiểm soát một cách không chính thức đối với nhiều khu vực ở Liban. Cả hai tổ chức trên đều thành lập các trường học, bệnh viện cùng với những dịch vụ cơ bản khác.

 

Mặc dù IS có thể tận dụng các chính sách phân biệt đối xử của Chính phủ trung ương Iraq đối với cộng đồng người Sunni để thu hút sự ủng hộ, nhưng thực tế cho thấy không ít người trong các khu vực bị IS chiếm đóng đều muốn chạy trốn nếu có điều kiện. Trong số này có cả các doanh nhân và các kỹ sư, những người đóng vai trò quan trọng giúp duy trì các dịch vụ xã hội cơ bản.

 

Mặc dù IS có thể khai thác dầu lửa để bán ra thị trường chợ đen và duy trì các ngành dịch vụ thô sơ để tránh không cho các khu vực do chúng chiếm đóng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhưng điều này sẽ không giúp tạo ra một nhà nước thật sự.

 

3. Chính quyền Syria là kẻ thù số 1 của IS

 

Chính quyền Damascus đã tuyên bố họ đang thực hiện một cuộc chiến chống khủng bố, trong khi IS lại tự tạo dựng hình ảnh của mình như một người bảo vệ cho cộng đồng Hồi giáo Sunni ở Syria trước chế độ này.

 

Đã nhiều lần chính quyền Syria kiềm chế không tấn công vào các khu vực do IS kiểm soát, mà thay vào đó là tiến hành không kích nhằm vào lực lượng ôn hòa trong phe nổi dậy, vốn đang chiến đấu chống lại IS. Thế nhưng, Damascus lại mua dầu lửa của IS, điều đó cho thấy, nếu không có IS, thì chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad cũng sẽ phải tạo ra một lực lượng tương tự, để vừa chống, vừa làm chỗ dựa cả về kinh tế, lẫn dùng nó để chống lại một lực lượng khác.

 

Khi mà tình trạng bạo lực ở Syria bắt đầu bùng phát vào năm 2011, người ta liên tưởng ngay đến một cuộc chiến đấu của những người dân đã quá phẫn nộ với tình trạng bất công và sự tàn bạo của chính phủ. Tuy nhiên, ông al-Assad đã miêu tả đây như một cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của những tổ chức như IS, cuộc chiến ở Syria cuối cùng đã phần nào biến chuyển theo những gì mà Damascus mong muốn. Người dân Syria buộc phải đứng trước hai sự lựa chọn đều không lấy gì làm tốt đẹp: chính quyền của ông al-Assad hoặc chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

 

Tuy nhiên, những thắng lợi của IS tại Iraq có thể sẽ làm cho mối quan hệ đầy tính toán này chấm dứt. Việc chính quyền Iraq đánh mất quyền kiểm soát khu vực biên giới vào tay IS sẽ làm chặn mất nguồn cung cấp cả về vật chất và con người cho chính quyền Syria thông qua nước này.

 

4. IS là một lực lượng rất mạnh

 

Những thành công của IS ở Iraq như chiếm được Mosul và tiến sát đến thủ đô Baghdad đã khiến cho người ta nghĩ rằng đây là một đội quân hùng mạnh. Trên thực tế, IS chỉ có khoảng 10.000 chiến binh, và trong các chiến dịch tấn công vào những thành phố lớn như Mosul, chỉ có khoảng 1.000 trong số đó tham chiến.

 

Những chiến thắng của IS đã phản ánh sự yếu kém của quân đội Iraq cũng như những chính sách sai lầm của Thủ tướng Nouri Al-Maliki. Mỹ đã đầu tư lượng khí tài trị giá nhiều tỷ USD cho quân đội Iraq, tuy nhiên vấn đề là ở chỗ quân đội Iraq không hề chiến đấu.

 

Ông Maliki đã bổ nhiệm những người trung thành, chứ không phải những người có năng lực vào đội ngũ tướng lĩnh và quan chức cao cấp. Trong khi đó, sự phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Sunni đã lầm mất đi nhuệ khí chiến đấu để báo vệ chính quyền của các binh sỹ theo dòng này.

 

5. IS muốn tấn công vào nước Mỹ

 

Sau khi được trả tự do vào năm 2009 tại Iraq, Baghdadi đã nói với các binh sĩ Mỹ bắt giam mình một cách đầy mỉa mai: "Tôi sẽ gặp lại các ông tại New York" và câu nói này hiện đang gây lo sợ cho Mỹ.

 

Hồi cuối tháng Năm vừa qua, Moner Mohammad Abusalha, một công dân Mỹ đã tiến hành một cuộc đánh bom tự sát tại Syria, gây ra những lo ngại mới cho phương Tây, đặc biệt là Mỹ bởi trong hàng ngũ của IS có hàng ngàn thành viên đến từ các quốc gia châu Âu, và những người này với hộ chiếu của mình có thể dễ dàng vào Mỹ.

 

Rõ ràng là IS có thể gây ra những mối đe dọa tiềm tàng ngay trên lãnh thổ Mỹ, và các cơ quan tình báo cũng như an ninh Mỹ đang hết sức đề cao cảnh giác. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục tiêu chính của IS không phải là Mỹ và phương Tây, và đây cũng chính là lý do của những mâu thuẫn giữa IS và al-Qaeda.

 

Có thể tuyên bố năm 2009 của Baghdadi chỉ là một câu nói đùa, bởi trọng tâm hoạt động của IS là việc thành lập một nhà nước Hồi giáo thật sự, chiến đấu chống lại các phần tử mà họ coi là phản đạo ở các nước Arab do đi theo Mỹ và phương Tây./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ, Đức phối hợp tác chiến “đánh” Nga? (16-07-2014)
    Châu Phi nếm trái đắng từ thương nhân Trung Quốc (15-07-2014)
    Cộng đồng quốc tế vẫn đánh giá tích cực vai trò của Mỹ (15-07-2014)
    Gaza chìm trong khói lửa (15-07-2014)
    Tin mới nhất vụ đánh bom sân bay Trung Quốc (15-07-2014)
    Sợ Mỹ bị ve vãn, Nhật muốn nhiều hơn một lời hứa (15-07-2014)
    Chiến lược kép của Putin ở Ukraine? (15-07-2014)
    Do thám Đức, CIA theo dõi… tình báo Nga? (14-07-2014)
    Trung Quốc tranh phần với Nga ở Bắc Cực: Không dễ! (14-07-2014)
    Ngoại trưởng Mỹ có đem lại lối thoát cho cuộc bầu cử Afghanistan? (14-07-2014)
    Nga sắp trả đũa Ukraina bằng vũ lực? (14-07-2014)
    Mỹ đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc? (14-07-2014)
    5 lý do khiến Trung Quốc không có bạn bè (13-07-2014)
    Mỹ đang đặt cược bao nhiêu vào Biển Đông? (13-07-2014)
    Bóng ma 'chiến binh Hồi giáo' ở Đông Nam Á (13-07-2014)
    Bị Anh làm bẽ mặt, Nga nổi xung (13-07-2014)
    Giao tranh đẫm máu ở miền Đông Ukraine (12-07-2014)
    Syria: Phe nổi dậy đánh thẳng vào quê Bộ trưởng Quốc phòng (12-07-2014)
    Cuộc chiến chống khủng bố trong lòng Pakistan (12-07-2014)
    ‘Trung Quốc trắng trợn, tham lam’ (11-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153195396.